Kiến nghị về việc phát triển ngành cơ khí Việt Nam

Thứ hai - 18/05/2020 23:46
KIẾN NGHỊ
Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết
“Về phát triển ngành cơ khí Việt Nam”
 
Kỹ sư Nguyễn Thể Hà – Viện Trưởng Viện Công Nghệ Bùi Văn Ngọ
 
        Ngày 02 tháng 5 năm 2020 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, đã về tỉnh Long An tiếp xúc với cử tri trong tỉnh, thăm bà con nhân dân, cán bộ chiến sĩ và lắng nghe ý kiến cử tri Long An đạo đạt lên Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra.
        Long An là một tỉnh có ngành cơ khí nông nghiệp phát triển khá ở ĐBSCL. Cử tri trong ngành cơ khí nông nghiệp tỉnh Long An kiến nghị với đoàn Đại biểu Quốc hội ý kiến như sau:
1. Sớm ban hành Nghị quyết của Chính phủ về phát triển ngành cơ khí Việt Nam:
        Ngày 24 tháng 9 năm 2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị “Về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành Cơ Khí Việt Nam”
        “Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến ngành cơ khí, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cơ khí phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành …”. Thủ tướng chỉ đạo cho Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan chuẩn bị cho Thủ tướng sớm ban hành nghị quyết của Chính Phủ “Về phát triển ngành cơ khí Việt Nam” vào tháng 12 năm 2019.
        Đến nay, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ ngành có liên quan, cùng với Hiệp hội các Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam và các hiệp hội ngành nghề cơ khí địa phương, đã nhận được dự thảo và đã góp thêm nhiều ý kiến hữu ích. Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ đã hoàn chỉnh dự thảo sẵn sàng trình Chính phủ, để Thủ tướng ban hành nghị quyết nêu trên.
        Trong điều kiện kinh tế hiện nay, ngành cơ khí đang đối đầu với những khó khăn và thử thách mới. Tỉnh Long An đang hình thành ngành cơ khí nông nghiệp, phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và cả nước.
        Việc ban hành nghị quyết của Chính Phủ “Về phát triển ngành cơ khí Việt Nam”, chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp cơ khí cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cơ khí phát triển.
        Cử tri trong ngành cơ khí nông nghiệp tỉnh Long An, kiến nghị đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Quốc hội và Thủ tướng sớm ban hành nghị quyết này.
2. Chọn Long An là tỉnh thực hiện mô hình thí điểm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát triển cơ giới hóa canh tác và hiện đại hóa công nghiệp chế biến theo chuổi giá trị nông sản gắn với thị trường
        - Long An là tỉnh có ba vùng sản xuất nông nghiệp tiêu biểu
      Vùng Đồng Tháp Mười
        Là vùng đất thấp, nhiễm phèn nặng. Việc xây dựng kênh mương thủy lợi, nội đồng đã cải thiện đáng kể điều kiện canh tác tại đây. Song do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nguồn nước ngọt cung cấp từ sông Tiền không ổn định, do những biến động dòng chảy từ thượng nguồn. Việc chuyên canh lúa trên nền đất thấp, yếu cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
     Vùng Hạ Ven Biển
Các huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Tân Trụ, Châu Thành và Thành Phố Tân An là vùng đất biển trệch ven sông rạch chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng theo mùa.
        - Mặn vào mùa nắng
        - Phèn vào mùa mưa
        - Ngập úng vào mùa lũ
Đất thấp, nền yếu, nhiều phèn sắt phèn nhôm. Cần đưa cơ giới vào cải tạo đất và các giải pháp giữ và xử lý nước phù hợp cho trồng trọt, chăn nuôi thủy đặc sản.
        Vùng đất cao Bắc Long An
Thuộc 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ ven khu mỏ vẹt là khu trủng nhiều phèn của Đồng Tháp Mười cần có các giải pháp cơ giới hóa trong làm đất và canh tác thích nghi.
Tái cơ cấu nông nghiệp Long An trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Tập trung với hai giải pháp chính
        - Cơ giới hóa trong canh tác
        - Hiện đại hóa công nghiệp chế biến
Trên cơ sở tổ chức lại sản xuất theo ngành hàng, gắn theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa theo thị trường trong nước và xuất khẩu là các giải pháp chủ yếu.
Nối kết ngành cơ khí nông nghiệp Doanh nghiệp chế biến nông sản phát huy lợi thế của Long An gần thành phố HCM, làm hàng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Sẽ mở ra thời kỳ mới trong việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng thành tựu KHCN vào nông nghiệp nông thôn, trong mối liên kết theo chuổi giá trị nông sản mà doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp Long An thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, nhằm đưa sản lượng trên 1ha đất ven sông rạch đang canh tác các loại cây trồng không hiệu quả bằng các giải pháp tổng hợp nông nghiệp công nghệ thích nghi, hiệu quả kết hợp cơ giới hóa và công nghệ chế biến nông sản gắn với thị tường, sẽ tạo ra nền nông nghiệp chủ động, nhằm mục tiêu tăng thu nhập trên 1ha đất nông nghiệp lên trên 1 tỷ đồng.
Các mô hình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn cơ giới hóa hiện đại công nghiệp chế biến nông sản, kết hợp nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp thực hiện thí điểm ở Long An sẽ mô hình trực quan, cụ thể hóa là giải pháp căn cơ, giúp nông dân làm giàu bền vững thoát khỏi bẩy thu nhập trung bình, là mô hình khuyến nông cụ thể cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.   
3. Hoạt động của Viện công nghệ Bùi Văn Ngọ
3.1 Về chế biến lúa gạo
a)  Hoàn thiện công nghệ các dây chuyền chế biến lúa gạo từ sấy, tồn trữ, xay xát lúa gạo từ 20 tấn lúa ngày đến 1000 tấn lúa ngày. Theo hướng tự động hóa từ mỗi thiết bị trong dây chuyền đến toàn hệ thống.
b) thiết kế chế tạo dây chuyền chế biến gạo màu, gạo đặc sản đật chuẩn HACCP công suất tù 1,5 đến 2 tấn giờ.
c) Thiết kế hệ thống sấy lúa bằng máy sấy tháp 100 tấn mẻ. Kết hợp với lò đốt trấu tự động hóa sử dụng nhiệt gián tiếp.
Công nghệ đốt trấu thu hồi silica vô định hinh giá trị cao.
d) Nghiên  cứu thiết kế các loại máy sấy trái cây, theo phương pháp sấy lạnh, sấy dẻo.
3.2 Bộ môn tự động hóa 
a) Nghiên cứu chế tạo máy thở xâm nhập và không xâm nhập.
bvn1
bvn2

b) Nghiên cứu robot công nghiệp dạng co robot, hoạt động trong phân xưởng sản xuất, nhập hàng, nhà kho,….
bvn3

3.3 Bộ môn cơ giới hóa nông nghiệp
 a) Nghiên cứu phụ tùng máy gặt đập liên hợp công suất 70 – 80 CV thay thế phụ tùng ngoại nhập.
Thực hiện chương trình nội địa hóa máy gặt đập liên hợp 105CV . 70% chi tiết máy do cơ khí trong nước liên kết sản xuất.
Ráp máy gặt đập liên hợp nội địa hóa 70% phụ tùng Việt Nam.
bvn4
bvn5

b) giai đoạn 1- Cần mua
  • Động cơ
  • Hộp số thủy lực
  • Bơm thủy lực
Lắp ráp thành máy gặt đập liên hợp nội địa hóa 65% chi tiết máy
Thích nghi với ruộng
  • Nền đất yếu
  • Gặt được lúa đỗ  ngã
  • Gặt sót thấp
  • Tiêu hao nhiên liệu tối thiểu
  • Dể điều khiển
  • Chủ động thay thế phụ tùng
  • Máy bền hoạt động hiệu quả
Có giải pháp đầu tư cho nông dân mua máy dể dàng
Giai đoạn 2:
  1. Nội địa hóa động cơ, hộp số thủy lực, bơm thủy lực.
Sản xuất máy gặt đập liên hợp 100% Việt Nam.
Liên kết trong nước giữa các doanh nghiệp trong VAMI và các trường Đại học, phòng  thí nghiệm trọng điểm tự động hóa, cơ khí Bùi Văn Ngọ chủ động tổ chức liên kết.  
b) Nghiên cứu thiết bị cơ giới
- San phẳng mặt ruộng khô
- San phẳng mặt ruộng nước
- Đào ao, kênh, mương
Nội địa hóa 70% phụ tùng, thiết bị. 
c) Xây dựng mô hình nông nghiệp chủ động nước ngọt, chống hạn mặn, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và công nghệ chế biến nông sản.
Đưa thu nhập 1ha đất biền trạch ven sông lên 1tỷ đồng/ha năm
bvn6
bvn7
bvn8bvn9

4. Tổ chức liên kết hoạt động KHCN giữa các doanh nghiêp khoa học công nghệ.
Viện, trường và các Sở KH&CN vùng sản xuất nông nghiệp, theo chủ trương của Bộ Nông Nghiệp và Bộ KH&CN trên từng địa phương thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TÀI TRỢ KIM CƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Tài trợ chính
Gửi câu hỏi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây