HAMEE CÓ BUỔI LÀM VIỆC VỚI SỞ LDTB&XH TPHCM

Thời gian: lúc 13:30 ngày 28 tháng 10 năm 2016 (Thứ sáu).
Địa điểm: Phòng họp A – Sở LĐTB&XH TPHCM, Số 159 Pasteur, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ trì: Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nội dung: công tác hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, người lao động đang làm việc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Thành phần tham dự:

  • Ông Đỗ Phước Tống – Chủ Tịch Hội DN Cơ Khí – Điện TPHCM (HAMEE)
  • Đại diện các DN Hội viên HAMEE
  • Đại diện các trường Nghề trên địa bàn TPHCM
Tại buổi làm việc, Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở LDDTB&XH nhìn nhận thực tế rằng trong những năm qua, công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao ở thành phố tuy có bước tiến triển nhưng chất lượng đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thấp; năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa đạt yêu cầu; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành còn thiếu, lạc hậu; hệ thống chương trình, giáo trình chậm đổi mới, cập nhật.

 

Ông Đỗ Phước Tống – Chủ Tịch Hội DN Cơ Khí – Điện TPHCM (HAMEE) phát biểu
Đại diện HAMEE, Ông Đỗ Phước Tống, cho rằng việc nâng cao tay nghề cho NLĐ là mong muốn không chỉ của riêng Ông với tư cách Chủ Tịch HAMEE, cũng như CT. HĐTV CTY DUY KHANH mà còn là của các Giám Đốc Doanh nghiệp Hội viên HAMEE cũng như các chủ DNVN. Ông Tống cho biết hiện tại, trường Cao đẳng Nghề LILAMA 2, đặt tại huyện Long Thành, Đồng Nai, đang được chính phủ Đức hỗ trợ nhằm đổi mới hệ thống đào tạo nghề. Họ đang thực hiện triển khai “Chương trình đổi mới Đào tạo Nghề tại Việt Nam”. Vừa qua, đại diện phía dự án, đã có vài buổi làm việc với HAMEE với mong muốn liên kết, hợp tác với Hội và khối doanh nghiệp để cùng xây dựng và triển khai mô hình đào tạo phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp. Nhà trường đã được chính phủ Đức tài trợ cơ sở vật chất với trang thiết bị hiện đại. Họ còn tiến hành xây dựng Dự thảo các Bộ tiêu chuẩn nghề với sự góp ý của các cuyên gia Đức & Việt Nam, lấy ý kiến từ các Hội ngành nghề, các Doanh nghiệp trong lĩnh vực. Dự kiến việc biên soạn các chương trình đào tạo phối hợp có sự hợp tác chặt chẽ với khối doanh nghiệp.
Đồng thời, theo Ông Tống, HAMEE còn dự kiến thành lập Trung Tâm Đào tạo, nhằm nâng cao tay nghề, đào tạo bổ sung, tăng cường về kỹ thuật và thực hành cho NLD tại các DN, với chức năng là cầu nối giữa các bên gồm Nhà trường – Doanh nghiệp – Người Lao động, hỗ trợ công tác đào tạo, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Bà Trần Diệu Canh – Tổng Giám Đốc Công Ty CP Thương Mại Cơ Khí Tân Thanh, PCT HAMEE, cũng cho rằng tầm quan trọng của việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu cho DN, thời công nghiệp. CTY TÂN THANH, từ lâu, cũng đã liên kết với trường Cao Thắng tìm kiếm nguồn lao động phù hợp. Thậm chí, phối hợp với nhà trường xây dựng giáo trình, chương trình phù hợp để đào tạo cho các em học viên và hỗ trợ thực tập, kiến tập tại DN.
 
Bà Lê Thị Hồng Loan – Giám Đốc Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt phát biểu
Bà Lê Thị Hồng Loan – Giám Đốc Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hàn Mỹ Việt, nói rằng CTY Hàn Mỹ Việt sẵn sàng hỗ trợ cơ sở vật chất tại DN với các trang thiết bị hiện đại của các hãng, để hỗ trợ học viên thực tập tại chỗ.
Theo Ông Trí – Giám Đốc CTY Lập Phúc, và Bà Mai – Giám Đốc Tài chính Công Ty Máy & Sản Phẩm Thép Việt, họ không quan tâm đến bằng cấp của NLD mà quan tâm tay nghề thực sự của NLĐ. NLĐ càng có nhiều bằng cấp cao, càng khó cam kết ở lại lâu dài với công ty. Đó là lý do tại sao các DNVN ngại gởi NLĐ đi đào tạo dài hạn mặc dù các chủ DN sẵn sàng đầu tư vào công tác đào tạo cho nguồn nhân lực nếu NLĐ cam kết làm việc lâu dài cho công ty.
Phía các trường Nghề cũng cho biết họ cũng đã từng bước đầu tư cơ sở vật chất và thay đổi chương trình đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trên địa bàn. Họ sẵn sàng phối hợp với Hội và Doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.

Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *