Cọc tiếp địa CVL dùng cho nhiều công trình tại Việt Nam

Nhiều nhà máy và tòa nhà tại Việt Nam sử dụng cọc tiếp địa thép mạ đồng và phụ kiện chống sét tiếp địa Cát Vạn Lợi thay thế hàng nhập khẩu.

Dự án tổ hợp sản xuất ôtô Vinfast khởi công vào tháng 9/2017 khởi đầu cho hành trình chinh phục một trong những dự án công nghiệp có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Công ty cổ Phần Sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi.

Theo đại diện Cát Vạn Lợi, yêu cầu của nhà đầu tư dành cho dự án mang tầm cỡ quốc tế và sự giám sát nghiêm ngặt bởi các công ty tư vấn hàng đầu thế giới bắt buộc phải lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao, uy tín để phục vụ và thi công trình này. Trong đó, Cát Vạn Lợi trở thành một trong những nhà cung cấp vật tư cơ điện chính, cung cấp toàn bộ cọc tiếp địa và hệ thống chống sét tiếp địa cho công trình.

a1
Cọc tiếp địa thép mạ đồng Cát Vạn Lợi.

Ngày 14/6/2019, sau giai đoạn hoàn thiện lắp đặt công nghệ, tập đoàn Vingroup đã tổ chức lễ Khánh thành nhà máy sản xuất ôtô Vinfast, chính thức đưa nhà máy bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình chinh phục mục tiêu đưa ngành ôtô Việt vươn tầm quốc tế của chủ đầu tư. Đồng thời, đây cũng là sự kiện đánh dấu bước tiến tiếp theo của nền công nghiệp cơ khí phụ trợ Việt Nam trong việc chinh phục những dự án công nghiệp, với tiến độ đáp ứng sản phẩm thi công nhanh.

Cát Vạn Lợi đã cung cấp toàn bộ hệ thống chống sét tiếp địa và cọc nối đất cho dự án căn hộ và biệt thự Swan Bay (Đồng Nai). Đây là dự án của tập đoàn Swan City – nổi tiếng chuyên về lĩnh vực đầu tư bất động sản và khu công nghiệp có trụ sở chính tại Singapore. Với những yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như bảo đảm tiến độ của dự án, Cát Vạn Lợi đã vượt qua những công ty có uy tín khác để được chủ đầu tư và nhà thầu chính Ricons tín nhiệm chọn lựa, làm nhà cung cấp hệ thống vật tư cơ điện M&E. Đặc biệt, công ty sẽ cung cấp toàn bộ hệ thống chống sét và cọc tiếp địa cho công trình này.

Việc sử dụng cọc tiếp địa không phải là giải pháp mới, nhưng lại có hiệu quả và ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình trên thế giới. Khi có mưa giông, sấm sét xảy ra, việc sử dụng cọc tiếp địa cùng với kim thu sét và các phụ kiện tiếp địa như thanh đồng, thanh nhôm… sẽ di chuyển dòng sét xuống dưới đất một cách nhanh chóng, thông qua một đường trở kháng thấp nhất (mà không đi qua một vật dẫn nào khác).

Ngoài hai dự án trên, tại Việt Nam, sản phẩm cọc tiếp địa CVL còn góp mặt trong nhiều dự án như khu dự án căn hộ Kingdom 101, nhà máy Lixil (Đồng Nai), khu biệt thự Nam Cường – chung cư Anland Nam Cường (Hà Nội), nhà máy AkzoNobel (Bình Dương) …

a2
Cọc tiếp địa và các sản phẩm thuộc hệ chống sét tiếp địa CVL.

Sản phẩm chất lượng cao, giá cạnh tranh

Ông Lê Mai Hữu Lâm – Giám đốc công ty Công ty cổ Phần Sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi, nhà cung ứng cọc tiếp địa và hệ thống chống sét cho biết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cọc tiếp địa được sản xuất cũng như nhập khẩu trôi nổi. Các sản phẩm đó thường chỉ có độ dày lớp mạ khoảng 25 micron. Điều này dẫn đến giá thành rẻ nhưng thực tế khi sử dụng sẽ không đảm bảo an toàn, dễ dẫn đến sự cố khi có sét đánh.

Cọc tiếp địa thép mạ đồng Cát Vạn Lợi – thương hiệu CVL ra đời nhằm mong muốn đem đến cho khách hàng một sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, giá cạnh tranh. Cọc tiếp địa CVL sản xuất theo tiêu chuẩn UL 467 & BS EN 15079:2015. Sản phẩm cọc tiếp địa là một vật dẫn hoặc một nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất, từ đó hình thành mối nối điện có hiệu quả với toàn khối đất.

Cọc tiếp địa được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét, giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả. Cọc tiếp địa do Cát Vạn Lợi cung cấp được làm từ vật liệu thép mạ đồng hoặc đồng nguyên chất có độ bền cao, đảm bảo về chất lượng kỹ thuật và đúng tiêu chuẩn quốc tế quy định.

Ông Lâm cho biết thêm, sản phẩm cọc tiếp địa của Cát Vạn Lợi được làm từ thép cường lực cao, sau đó được đem đi mạ đồng liên tục để đảm bảo đúng độ dày lớp mạ tối thiểu 254 micron. Độ dày lớp mạ chính là điều kiện tiên quyết để giúp cọc tiếp địa có thể thoát sét với dòng điện có hiệu điện thế cao.

Nhà sản xuất cọc tiếp địa ở Việt Nam

Nhà máy sản xuất cọc tiếp địa Cát Vạn Lợi có quy mô 15.000 m2, công suất đạt 8.000 tấn thép một năm. Quá trình sản xuất các sản phẩm vât tư cơ điện mang thương hiệu CVL tại nhà máy được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Chứng nhận nhằm kiểm soát nguyên vật liệu và quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng thành phẩm đồng đều và đúng theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các yêu cầu kỹ thuật khắt khe, tương đương với hàng nhập khẩu. Vì thế, sản phẩm của Cát Vạn Lợi luôn được các nhà thầu trong nước, đặc biệt là nhà thầu Nhật Bản tin tưởng sử dụng.

Hiện nay, Cát Vạn Lợi là nhà cung cấp chính cho hơn 20 nhà thầu Nhật Bản tại Việt Nam cũng như các nhà thầu lớn trong nước như: Coteccons, Unicons, Ricons, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình…

Cũng trong năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra Quyết định về việc phê duyệt danh mục dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng”, thuộc chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Mục tiêu dự án lần này là “Nghiên cứu hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chứng nhận sản phẩm theo các chương trình CE – Marking UL, RoHS”. Trong đó, Cát Vạn Lợi là một trong sáu doanh nghiệp tại Việt Nam được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (Quacert) lựa chọn để hỗ trợ nghiên cứu để hoàn thành dự án.

Theo ông Lâm, việc doanh nghiệp Việt Nam có được chứng nhận UL sẽ là một bước tiến quan trọng giúp các sản phẩm trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua rào cản khi xuất khẩu qua Mỹ và các nước châu Âu. Đây cũng là đòn bẩy lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí – điện tử nước nhà. Việt Nam đang trên con đường hội nhập thương mại hóa quốc tế. Việc nắm bắt cơ hội để nhận được chứng nhận UL chính là chiếc chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và Cát Vạn Lợi nói riêng nâng cao vị thế và phát triển hơn nữa.

Cát Vạn Lợi luôn đặt mục tiêu không ngừng nghiên cứu, phát triển và mở rộng những sản phẩm mới, đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu xuất phát từ thực tế của khách hàng. Công ty kỳ vọng sẽ xây dựng một thương hiệu CVL vững mạnh, cung cấp giải pháp trọn gói vật tư cơ điện (M&E) cho mọi công trình tại Việt Nam. 
 

Công ty CP Sản xuất Thiết bị Điện Công nghiệp Cát Vạn Lợi:

Nhà máy: Lô F1.2 đường số 8, Khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP HCM, Hòa Phú, Củ Chi, TP HCM

Địa chỉ: số 61, đường số 7, Khu dân cư Cityland, phường 7, quận Gò Vấp, TP HCM. Website: https://www.catvanloi.com. Điện thoại: (028) 35 886 496

Email: baogia@catvanloi.com – sales@catvanloi.com

Nguồn: VnExpress.net
 

Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *